Mobiblog

Nhiều phương án quy hoạchTại buổi làm việc v&# myra trần

【myra trần】Tập đoàn Hòa Phát trình bày các phương án quy hoạch cảng Bãi Gốc

Nhiều phương án quy hoạch 

Tại buổi làm việc với Tập đoàn Hòa Phát,ậpđoànHòaPháttrìnhbàycácphươngánquyhoạchcảngBãiGốmyra trần ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, khẳng định cảng Bãi Gốc thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên có rất nhiều lợi thế, là nơi vận chuyển hàng hóa qua khu vực biển Đông, vì thế tỉnh Phú Yên quyết tâm thu hút đầu tư.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021, nội dung khu bến Bãi Gốc - Đông Hòa có phạm vi quy hoạch gồm vùng đất và vùng nước tại khu vực Bãi Gốc; với chức năng phục vụ trực tiếp nhu cầu hình thành và phát triển khu công nghiệp Bãi Gốc, liên hiệp lọc dầu, luyện kim và ngành năng lượng, có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí. Cỡ tàu tổng hợp trọng tải đến 250.000 tấn và các tàu chuyên dùng phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng huy động vốn của nhà đầu tư.

Tập đoàn Hòa Phát trình bày các phương án quy hoạch Cảng Bãi Gốc - Ảnh 1.

Khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng cảng Bãi Gốc

ĐỨC HUY

Trước lợi thế của việc quy hoạch cảng này, đại diện Tập đoàn Hòa Phát đã trình bày các phương án bố trí mặt bằng quy hoạch cảng Bãi Gốc gồm: Quy mô bến cảng, công suất, đê chắn sóng, quy mô nhà máy thép; phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án và đề xuất phương án khả thi… 

Việc bố trí mặt bằng khu vực cảng được phân chia riêng biệt cho các khu chức năng: Cảng dầu, cảng phục vụ nhà máy thép, bến cảng tổng hợp và bến công vụ.

Sau khi đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án, ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu, so sánh các phương án do Tập đoàn Hòa Phát đề xuất để lựa chọn phương án tối ưu phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch tỉnh Phú Yên; quy hoạch chung Khu kinh tế Nam Phú Yên và đúng quy định của pháp luật. 

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cũng đề nghị Tập đoàn Hòa Phát cam kết rõ ràng với tỉnh về mặt tài chính, thời gian thực hiện nhằm phát huy tối đa hiệu quả dự án; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan của tỉnh hỗ trợ, tạo các điều kiện tốt nhất để Tập đoàn Hòa Phát tiến hành các thủ tục tiếp theo, đảm bảo đúng quy định.

Hòa Phát sẽ đầu tư 4 dự án khoảng gần 5 tỉ USD

Dự án cảng Bãi Gốc là một trong 4 dự án mà Tập đoàn Hòa Phát đề xuất đầu tư tại Khu kinh tế Nam Phú Yên, gồm: dự án kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm; dự án cảng Bãi Gốc; dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát (tại Khu công nghiệp Hòa Tâm) và dự án khu thương mại - dịch vụ, với tổng mức đầu tư khoảng 120.000 tỉ đồng (tương đương gần 5 tỉ USD). Riêng dự án gang thép ước tính tạo ra việc làm cho khoảng 12.000 lao động, với nguồn lao động địa phương chiếm 80 - 90%.

Theo Tập đoàn Hòa Phát, tiến độ thực hiện các dự án trên vào khoảng 36 tháng sau khi được cấp chủ trương đầu tư và bàn giao đất. Trong đó, đối với dự án khu thương mại - dịch vụ, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến triển khai đồng bộ với dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát và các dự án thứ cấp khác.

Về công nghệ, Hòa Phát cho biết sẽ đầu tư trang thiết bị công nghệ, hệ thống công trình bảo vệ môi trường (hệ thống quan trắc môi trường tự động, xử lý nước, lọc bụi, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn…) theo tiêu chuẩn châu Âu, G7, G20 và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam tại các dự án trên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap