Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án khai thác,ĐềxuấtkhaithácmỏđấthiếmBắcNậmXetrongnătop gun maverick chế biến mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu do chủ đầu tư Công ty TNHH Xây dựng Hưng Hải lập đang được xin ý kiến cộng đồng.
Doanh nghiệp đề xuất sử dụng gần 182 ha đất để khai thác quặng đất hiếm, trong đó hơn 105 ha đất nông nghiệp, gồm đất nương rẫy trồng cây hàng năm và đất rừng phòng hộ (không có rừng). Trên diện tích này còn có gần 50 ha đất chưa sử dụng và một số ít diện tích thủy sản, đường, suối.
Chủ đầu tư sẽ dành gần 90 ha để xây dựng văn phòng, xưởng tuyển; làm đường vận tải và tuyến ống thoát nước từ hồ lắng bãi thải về hồ tuần hoàn xưởng tuyển; khu bãi thải, hồ lắng. Phần diện tích còn lại hơn 94 ha sẽ làm khu vực khai thác.
Dự án có công suất khai thác 600.000 tấn quặng ở trạng thái tự nhiên mỗi năm. Sản phẩm dự kiến quặng tinh đất hiếm hơn 30% sẽ được cung cấp cho nhà máy chế biến sâu tại tỉnh Lai Châu để sản xuất tổng oxit đất hiếm hàm lượng trên 95%. Tổng oxit đất hiếm sau đó được chiết tách thành oxit đất hiếm riêng rẽ phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Do lớp đất chứa quặng hầu hết lộ thiên với độ dày 10-30 m nên chủ đầu tư sẽ khai thác theo phương án bốc xúc trực tiếp. Việc bóc tạp chất, đất phủ sẽ được thực hiện bằng máy ủi, máy xúc. Quặng đất hiếm bốc trực tiếp lên ôtô chở về bãi tập kết của nhà máy.
Quá trình khai thác dự kiến thải hơn 6,5 triệu m3 đất đá nguyên khối, gần 7,6 triệu m3 đá rời. Nhà máy thủy luyện cũng sẽ thải hơn 1,2 triệu m3 đất đá.
Về môi trường, ĐTM đánh giá hệ sinh thái trên cạn trong khu vực chịu tác động lớn nhất. "Những tác động này khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn và không tránh khỏi. Trước khi triển khai, chủ dự án cần đưa ra phương án đền bù, ký quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định", ĐTM nêu.
Ngoài ra, trong phạm vi dự án có khoảng 100 hộ dân bị ảnh hưởng cần di dời. Chủ đầu tư cho biết sẽ bố trí phương án tái định cư cho người dân ngay khi có giấy phép khai thác và ưu tiên tiếp nhận làm việc tại dự án.
Sau khi kết thúc 15 ngày lấy ý kiến cộng đồng, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn sẽ tiếp thu chỉnh sửa ĐTM. Bộ Tài nguyên và Môi trường sau đó sẽ thành lập hội đồng để đánh giá báo cáo này một lần nữa.
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 7, cả nước dự tính khai thác 2 triệu tấn quặng đất hiếm mỗi năm.
Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, phần lớn trong số đó đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng. Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất, 44 triệu tấn; kế đến là Việt Nam 22 triệu và Brazil 21 triệu tấn.
Gia Chính